Tại Sao Trung Quốc Và Ấn Độ Căng Thẳng

Modern Diplomacy: Ấn Độ đang gặp những bất lợi gì trong cuộc đua hút FDI với Việt Nam?

Không phải tự nhiên Trung Quốc Và Ấn Độ căng thẳng vào thời điểm này. Chúng ta có thể thấy được rằng Trung Quốc e ngại các dòng vốn FDI chạy sang Ấn Độ hơn so với Việt Nam. Rất mong Việt Nam chúng ra sẽ tận dụng tốt được cơ hội này và tranh trở thành một nước chư hầu và lệ thuộc.

Nhưng dù sao đi nữa thị trường gas tại việt nam và đặc biệt tại các KCN sẽ còn phát triển dài dài…

Hotline: 02223 700 300 – 0886 700 300 

Modern Diplomacy: Ấn Độ đang gặp những bất lợi gì trong cuộc đua hút FDI với Việt Nam?

Ấn Độ cần phải vượt ra khỏi những ảo tưởng và nhận ra rằng trong một thế giới hậu Covid-19, họ không phải là một lựa chọn mặc định cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khi nói đến việc thu hút các nhà đầu tư ở nước ngoài, Ấn Độ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Việt Nam, Modern Diplomacy nhận xét.

Với những hậu quả nghiêm trọng của đại dịch coronavirus, đã có nhiều cuộc thảo luận liên quan đến lợi ích của các công ty muốn chuyển từ Trung Quốc. Trước đó, do chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, phần lớn các công ty muốn rời Trung Quốc đã chuyển sang Việt Nam. Theo một báo cáo, trong khoảng thời gian từ tháng 10/2018 đến tháng 8/2019, 26/56 công ty đã chuyển từ Trung Quốc sang quốc gia ASEAN, nhưng chỉ có 3 công ty đến Ấn Độ.

Giữa đại dịch, Ấn Độ đã rất cố gắng trong việc thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, bằng cách đưa ra các ưu đãi và cải cách luật lao động – vốn bị cho là “lạc hậu” và được coi là trở ngại chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Song, chưa chắc những điều này đã đủ để thuyết phục các công ty rời Trung Quốc.

Khi chính quyền New Delhi tìm cách giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, họ không chỉ tìm cách thu hút vốn FDI lớn hơn mà còn tăng nỗ lực cường quan hệ thương mại với các đối tác tiềm năng.

New Delhi cũng cần theo dõi chặt chẽ động thái của các đối thủ cạnh tranh – như Việt Nam – có thể tác động đến nền kinh tế Ấn Độ, Modern Diplomacy nhận xét.

Một trong những động thái nổi bật của Việt Nam là phê chuẩn FTA với EU (EVFTA). FTA này sẽ loại bỏ tới 99% thuế hải quan giữa EU và Việt Nam.

Khi EVFTA đi vào hoạt động và EU bắt đầu xóa bỏ thuế quan đối với quốc gia ASEAN, các nhà xuất khẩu Ấn Độ tin rằng họ sẽ mất thị trường chính cho một số sản phẩm. Theo Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO), việc xuất khẩu giày dép, hàng may mặc, hàng hải và đồ nội thất của Ấn Độ sang EU, có khả năng bị ảnh hưởng bất lợi khi EVFTA ra đời.

Nếu nhìn vào các dữ liệu xuất khẩu trong các lĩnh vực trên giày dép, xuất khẩu của Việt Nam sang EU ước tính khoảng 7,5 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của Ấn Độ chỉ là 1,6 tỷ USD (hiện mức thuế đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam là 8%). Về đồ nội thất, xuất khẩu của Ấn Độ là 900 triệu USD, trong khi Việt Nam ước tính khoảng 1,5 tỷ USD (xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam có khả năng chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể, khi thuế nhập khẩu 6% được gỡ bỏ).

Cũng cần phải chỉ ra rằng, trong những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang EU gần như đã bắt kịp với Ấn Độ (xuất khẩu của Việt Nam ước tính khoảng 53 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của Ấn Độ sang EU ước tính là 58 tỷ USD).

FTA Ấn Độ-EU

Ấn Độ cũng đã tìm cách ký FTA với EU, nhưng gặp vấn đề trong việc khó tiếp cận thị trường, cũng như các vấn đề liên quan đến luật lao động, tính bền vững môi trường. Các chuyên gia lập luận rằng Ấn Độ cần phải xác định rõ lợi ích của chính mình và không thể tiếp tục đàn phán FTA khi không giải quyết được các vấn đề tiếp cận thị trường. Mặt khác, FIEO đang thúc giục chính phủ xúc tiến FTA với EU, để đảm bảo rằng các nhà xuất khẩu Ấn Độ không mất thị trường trong khối khu vực cho Việt Nam.

Việt Nam là đối thủ cạnh tranh

Mặc dù đó là sự thật, rằng Ấn Độ không thể vội vàng trong việc ký kết FTA với EU, họ cũng nên chú ý đến hai sự thật. Đầu tiên, cần tăng cường liên kết thương mại với EU trong bối cảnh khối này rất muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Đây là thời điểm thích hợp để Ấn Độ tăng cường liên kết kinh tế và đảm bảo rằng mình không thua kém các nước khác.

Thứ hai, Ấn Độ cần phải vượt ra khỏi những ảo tưởng và nhận ra rằng trong một thế giới hậu Covid-19, họ không phải là một lựa chọn mặc định cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khi nói đến việc thu hút các nhà đầu tư ở nước ngoài, Ấn Độ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Việt Nam. Do vị trí địa lý, các chính sách thân thiện với nhà đầu tư và FTA với EU, Việt Nam sẽ nổi lên mạnh mẽ hơn nữa.

Việt Nam có khả năng sẽ được hưởng lợi từ việc xử lý đại dịch nhanh chóng, sớm giảm bớt các biện pháp giãn cách xã hội và đóng cửa biên giới, cũng như đang từng bước nối lại các hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có lợi thế khi là thành viên quan trọng của CPTPP.

Chi Nhánh Gas Petrolimex Tại Bắc Ninh : 02223 700 300 – 0886 700 300

H.A-Theo Trí thức trẻ/Modern Diplomacy-heo Trí thức trẻ/Modern Diplomacy Copy link

Tin Liên Quan